Nhân chứng kể khoảnh khắc tòa nhà chọc trời ở Trung Quốc bốc cháy

Ẩm thực
Rate this post

Theo thông báo của Trung tâm Chỉ huy Phòng cháy và chữa cháy thành phố Trường Sa, 17 đơn vị với 36 xe chữa cháy và 280 lính cứu hỏa đã được huy động đến hiện trường. Nhiều giờ sau, ngọn lửa đã được kiểm soát và không có ai bị thương, theo Sohu.

Mặt ngoài của tòa nhà cháy đen sau vụ cháy. Có nhiều thông tin cho rằng vụ cháy bắt nguồn từ sự cố điện bên ngoài dàn điều hòa bên ngoài tòa nhà.

Xiao Li, nhân viên một cửa hàng điện thoại di động ở tầng 1 của tòa nhà cho biết, bên ngoài có người tri hô báo cháy nên mọi người vội chạy ra ngoài. Sau khi anh chạy ra ngoài được 10 phút, ngọn lửa đã nhấn chìm các tầng trên của tòa nhà, theo China Newsweek.

“Chúng tôi chạy nhanh đến nỗi cửa thậm chí không khóa. Đám cháy có lẽ bắt đầu từ bên ngoài tầng 4 hoặc tầng 5. Đám cháy dữ dội quá ”, anh kể lại.

afdss.png

Tòa nhà Hạ Hoa Viên bốc cháy. Ảnh: Sohu

Làm việc cách tòa nhà hơn 30 mét, ông Guo xem một đoạn video về vụ cháy được chia sẻ trong một nhóm địa phương. Sau đó, từ cửa sổ văn phòng của mình, anh nhìn thấy khói đen bốc lên trong không khí.

“Có vẻ như đám cháy phát ra từ bộ phận điều hòa bên ngoài tòa nhà. Lửa ngay lập tức bốc lên bầu trời. Ông nói với China Newsweek, nhiệt độ cao khiến nhiều cửa sổ bị nổ tung và đổ xuống.

Weibo chính thức của China Telecom cho biết, để đề phòng nguy hiểm, một số thiết bị của tòa nhà đã bị tắt. Thông báo cũng khẳng định rằng liên lạc không bị gián đoạn.

Tuy nhiên, vụ cháy khiến tín hiệu viễn thông khu vực gặp sự cố. Một người dân huyện Phù Dung, thành phố Trường Sa cho biết, điện thoại của người dân không bắt được tín hiệu mạng, không gọi được.

“Tôi phải về nhà kết nối Wi-Fi để có tín hiệu”, bà Xu nói với báo Hongxing.

Vấn đề nhà cao tầng

Đáng chú ý, China Telecom đã tiến hành mời thầu sửa chữa hệ thống phòng cháy chữa cháy tại tòa nhà vào đầu tháng 9 năm 2022. Tổng chi phí ước tính của dự án là hơn 4 triệu nhân dân tệ.

“Hiện các thiết bị chữa cháy của tòa nhà Hạ Hoa Viên đã hết hạn sử dụng. Một số thiết bị được lắp đặt không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Hệ thống báo cháy, chống khói còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn ”, thông báo mời thầu cho biết.

Cháy luôn là mối đe dọa lớn đối với các tòa nhà cao tầng. Vào tháng 4 năm 2009, đội cứu hỏa thành phố Trường Sa đã tiến hành diễn tập cứu hộ tại tòa nhà Hạ Hoa Viên. Theo thông báo, vòi rồng được sử dụng có thể đạt độ cao 280 mét.

Một số nhân viên cứu hỏa nói với China Newsweek rằng các tòa nhà chọc trời có không gian sơ tán rất hạn chế, thường phải dựa vào hệ thống dập lửa tự động bên trong tòa nhà để dập lửa.

Những người mắc kẹt bên trong tòa nhà phải tập trung lên các tầng sơ tán để chờ giải cứu. Đôi khi cần sử dụng trực thăng để đối phó với hỏa hoạn.

hh.png

Xe cứu hỏa phun nước vào tòa nhà. Ảnh: Bilibili.

Một tòa nhà cao 100 mét, không có bất kỳ vật cản nào, chỉ mất nửa phút để khuếch tán lên tầng cao nhất. Vì vậy, một khi các tòa nhà chọc trời xảy ra hỏa hoạn rất dễ xảy ra “hiệu ứng ống khói”, gây khó khăn cho việc thoát hiểm và chữa cháy.

Vào tháng 7 năm 2022, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã ban hành chỉ thị cấm xây dựng các tòa nhà cao hơn 500 mét và hạn chế nghiêm ngặt việc xây dựng các tòa nhà cao hơn 250 mét.

Cơ quan này cho rằng sự giám sát lỏng lẻo của chính quyền địa phương đã dẫn đến vấn đề chất lượng công trình và nguy cơ mất an toàn của một số công trình. Hồi tháng 5, tòa nhà chọc trời 72 tầng ở Thâm Quyến bất ngờ rung chuyển không rõ nguyên nhân khiến hàng nghìn người phải sơ tán.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *