Làm căn cước công dân giả có bị sao không? Những quy định về làm căn cước giả

Làm căn cước công dân giả có bị sao không? Những quy định về làm căn cước giả

Blog Đời sống
5/5 - (1 vote)

CCCD vẫn có thể làm giả để lập tài khoản ngân hàng để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp. Với CCCD gắn chip mới như hiện nay thì việc làm giả chỉ có thể bắt chước hình thức bên ngoài.

Căn cước công dân (CCCD) là một loại giấy tờ tuỳ thân sử dụng trong mọi tình huống cần chứng minh danh tính, cho nên nó cũng là vật bất ly thân của mỗi người. Do tính chất quan trọng của mình nên nhiều tổ chức bất chấp vi phạm pháp luật, các dịch vụ làm căn cước công dân giả vẫn quảng cáo tràn lan trên mạng. Vậy có quy định xử phạt nào về việc giả CCCD không? Và có cách nào phát hiện được căn cước giả không?

Căn cước công dân có làm giả được không?

Với mẫu CCCD cũ thì vẫn còn trường hợp làm giả CCCD. Những đối tượng sử dụng CCCD giả để lập tài khoản ngân hàng để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp, làm giả để vay tiền và chiếm đoạt hoặc thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật… Các CCCD mẫu cũ, CMND được làm giả dựa trên phôi thật của Nhà nước, nhưng vẫn có những chi tiết in không giống với CMND/CCCD thật. Một số trường hợp chỉ thay ảnh người khác vào, còn các phần khác để y nguyên.

Với CCCD gắn chip như hiện nay thì việc làm giả chỉ có thể bắt chước hình thức bên ngoài. Bởi vì phần chip chỉ có thiết bị của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mới có thể đọc được, và truy cập vào các thông tin bảo mật bên trong. Loại chip này cũng tuân thủ quy định bảo mật của thế giới, có thực hiện ký số nên rất khó có thể làm giả. Nếu làm giả chắc chắn sẽ bị phát hiện ra.

Quy định xử phạt về làm giả căn cước công dân

Sẽ có hai trường hợp xử phạt về hành vi làm giả CCCD và sử dụng CCCD giả, đó là xử phạt hành chính và xử phạt hình sự.

Xử phạt hành chính với những hành vi làm và sử dụng giấy CMND giả, CMND giả, thẻ CCCD giả, giấy xác nhận số định danh giả nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, số tiền phạt từ 4 triệu đồng – 6 triệu đồng, căn cứ theo quy định tại điểm a, b Khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Xử phạt hình sự với các trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, khi đó, người làm giả CMND/CCCD có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Người sử dụng CMND/CCCD giả để thực hiện hành vi trái pháp luật cũng được xử phạt theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

Theo đó:

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 02 năm đối với những người làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng chúng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Phạt tù tờ 02 năm – 05 năm đối với trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc vi phạm từ 02 lần trở lên, làm từ 02 – 05 con dấu, tài liệu giấy tờ khác, sử dụng những giấy tờ giả này thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, thu lợi bất chính từ 10 triệu đến dưới 50 triệu hoặc tái phạm nhiều lần và có tính chất nguy hiểm.

Phạt tù từ 03 năm – 07 năm đối với trường hợp làm giả 06 con dấu, tài liệu, giấy tờ khác trở lên, sử dụng những giấy tờ giả này thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.

Và một số trường hợp bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Xem thêm: Giải pháp đọc và xác thực căn cước công dân gắn chip Vega Fintech

Cách phát hiện căn cước công dân làm giả 

Phân biệt bằng mắt thường: một số CCCD giả do công nghệ in ấn của những kẻ lừa đảo chưa hiện đại nên có những chi tiết đậm nhạt bất thường, có trầy xước, vết tẩy, con dấu bị đứt gãy, chữ in mờ…

Khi có nghi ngờ CCCD là giả, người dân có thể tra cứu qua tổng đài của Bộ Công An, website của Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc gọi tới/đến trụ sở công an địa phương để thực hiện.

Đầu tiên cần truy cập vào địa chỉ để đăng ký tài khoản:

==> https://dangky.dichvucong.gov.vn/registerDVC

Làm theo hướng dẫn trên trang web để có tài khoản, sau đó bạn nhập mã số định danh hoặc CCCD cần xác thực, có nhiều thông tin liên quan nhưng bạn cần nhập đúng 3 mục là Họ và tên, Số CMND/CCCD và Ngày sinh. Nếu kết quả trả ra thông tin đầy đủ thì CCCD này là đúng, còn nếu như kết quả là “Thông tin công dân không có trên kho cơ sở dữ liệu Quốc gia” thì rất có khả năng CCCD đó là giả.

Với các tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp công nghệ tiên tiến được trang bị những thuật toán thông minh như OCR (Optical Character Recognition) của một số đơn vị như Vega Fintech, được sử dụng để nhận dạng, quét ký tự bằng quang học thông qua hình ảnh hoặc tệp file PDF với độ chính xác cao (lên đến 98%). Giải pháp ID Reader (OCR) của Vega Fintech hỗ trợ cả 4 loại giấy tờ CMND, CCCD, hộ chiếu và cả bằng lái xe, kể cả các hình ảnh có bị mờ, loá, kém chất lượng thì hệ thống vẫn xử lý được.

Tóm lại, CCCD vẫn có thể làm giả, nếu tổ chức cá nhân làm giả và sử dụng CCCD giả thì vẫn bị phạt hành chính và nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Để hạn chế thất thoát thiệt hại do CCCD giả gây nên thì các tổ chức có thể sử dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến hiện nay như công nghệ OCR ID Reader. Mong rằng những thông tin mà Vega Fintech cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Tham khảo tại: CCCD làm giả – Quy định xử phạt và các phát hiện

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *